• Chúc mừng năm mới 2012

    Đón chào năm mới 2012! Thay mặt toàn thể lớp 41D2 xin gửi đến tất cả các thành viên lớp 41D2 và gia đình lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng ...

  • Thư báo tin vui

    Lẽ sống của chúng ta trong cuộc đời chính là trách nhiệm với bản thân mình, với cuộc sống mà cha mẹ ta ban tặng cho ta, với những người mà ta thân yêu nhất...

  • Lời chúc mừng tháng 12

    Đầu tháng 12 Ban biên tập xin thay mặt toàn thể bà con xóm nhà lá 41D2 gửi đến những người có những ngày kỷ niệm trong tháng 12 lời chúc ...

  • Anniversary 10 years

    Chương trình kỷ niệm 10 năm ngày rời giảng đường Lớp 41d2 - Khoa Công trình thủy - Đại học Xây dựng (niên khóa 1996-2001).

  • Sổ liên lạc

    Thông tin cá nhân, số điện thoại của thành viên 41D2 liên tục được cập nhật, bổ sung tại đây

Jun 24, 2011

Sao quê hương mình già nua đến vậy?

Jun 24, 2011 0 comments

Trách nhiệm của những tờ báo là cung cấp thông tin đến bạn đọc, tuần này Diễn đàn 41d2 trân trọng gửi đến các bạn một trong những bài viết của Tiến sỹ Alan Phan về quê hương. Có lẽ hiếm có bài việt nào với những ngôn từ nhẹ nhàng nhưng mang đến cho người đọc đầy nỗi ưu tư về đất nước, con người quê mình. (BBT)


Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?

Những giả thuyết ngây thơ

Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.

Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).

Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.

Tư duy, thói quen và định mệnh

Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.

Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.

Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.

Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.

Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21

Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, "Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên".

Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.

Người Mỹ có câu, "Những con chó già không bao giờ thay đổi" (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.

Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.

Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình ... già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

Gia đình Minh Hùng và Phúc Cảng 1 trong thời bão giá

1 comments







Gia đình Minh Hùng và Phúc Cảng 1 có chuyến vi hành lên Sa Pa để tránh bão giá ở Bắc Bộ.

Hai ông này thế mà giỏi thật, mỗi gia đình đã hoàn thiện xong chỉ tiêu về đường con cái rồi, mỗi nhà một trai, một gái thật tuyệt vời.

Mấy anh em có buổi đạp vịt giữa trời mưa to ở hồ Sa Pa, mỏi hết cả chân.

Đề nghị Minh Hùng đăng ảnh đạp vịt và hôm nhậu ở trên Sa Pa lên cho anh em xem nhé.

Tôi chỉ có mấy cái ảnh bữa nhậu ở nhà tôi thôi.


Jun 23, 2011

Webmaster: Hướng dẫn đăng bài qua email

Jun 23, 2011 0 comments

1. Đặt tài khoản mail trong trang web để đăng bài:

Truy cập blogger
Vào phần cài đặt (setting)
>> Nhấp tab Email & điện thoại di động
>> Trong phần Tùy chọn đăng bài (Posting option) đặt tên theo hướng dẫn

VD acount: sonpetro.vi (Tài khoản gmail): Tùy chọn sẽ có định dạng: sonpetro.vi."xxxxxx".blogger.com đặt tên vào xxxxxx theo ý muốn quản lý của users

Có các lựa chọn: Đăng ngay lập tức; Lưu ở dạng Nháp; Đã bị vô hiệu (tùy mức độ soạn bài mà bạn lựa chọn các tính năng này).

>> Lúc này email nhận bài đăng của bạn sẽ là: "your_acount"."xxxxxx".blogger.com lưu vào địa chỉ email của bạn

2. Đăng bài:

Vào hòm thư mà bạn đã đăng ký để đăng nhập vào trang web 41d2 (VD: Gmail, Yahoo, Opera...) soạn thư (soạn bài) >>>> gửi đến địa chỉ email nhận bài (theo mục 1).

Sau khi send, bạn đã hoàn tất đăng bài qua email mà không cần truy cập blogger.com như những lần trước đây.

Bài đăng sẽ có định dạng:

Tiêu đề email = Tiêu đề bài viết

Nội dung email = Nội dung bài viết


3. Bổ sung: BBT đã bổ sung thêm chế độ theo dõi, tổng hợp qua email (bên phải màn hình) và chế độ hiện thị các bài nổi bật trong vòng 30 ngày (bên trái - phía dưới màn hình) để thuận tiện cho các bạn theo dõi, quản lý.


Trên đây là hướng dẫn của webmaster, các bạn còn chần chờ gì nữa ^^

Thay lời muốn nói!

0 comments

Để cảm ơn các bạn tập thể lớp 41D2 đã luôn quan tâm đến gia đình Sơn nghệ trong vừa qua, đồng thời khởi động lại chương trình làm Kỷ yếu 10 năm rời giảng đường trong năm 2011 này. Có nghĩa là cái quỹ chăng đầy mạng nhện của Lớp sẽ tiếp tục được hoạt động (tiền nhiều mà chưa có chỗ tiêu). Rất mong, đề nghị các bạn nào chưa hoàn thành bản lý lịch cung cấp cho Ban tổ chức thì cung cấp sớm nhất trong thời gian có thể.
Nếu bạn nào không đáp ứng yêu cầu tối thiểu này (hạn cuối là 30/6/2011) thì ngay sau đó sẽ liên tục nhận được số lạ tấn công, nhá máy với đầu số 079.xxxxxxxxxxx đến khi bạn mệt mỏi đáp ứng yêu cầu của chúng tôi ^^
Đã hứa là làm. Có thể hiện nay đối với bạn không quan trọng, nhưng 10 năm sau hay lâu hơn nữa, khi bạn đã mệt mỏi với những đua tranh hay mãn nguyện với cuộc đời, khi nhìn lại những kỷ niệm nhỏ nhoi mà bạn đã có với chúng tôi, tin rằng bạn thấy nó thật ý nghĩa, ý nghĩa hơn những gì bạn có thể cảm nhận vào lúc này.

Trân trọng

Nơi nhận:

Jun 16, 2011

Ảnh cưới Sơn Nghệ (part2)

Jun 16, 2011 0 comments

Thành thật xin lỗi các bạn vì đã rất chậm khi đưa những ảnh chụp hôm đám cưới của mình (rất nhiều lý do hợp lý ^^). Hôm nay mình mới có được trong tay những tấm hình quý giá và đầy kỷ niệm của gia đình với các bạn. Không thể chậm hơn nữa, mình đã upload lên mạng và đánh số thứ tự. Trường hợp bạn muốn nhận ảnh in hãy để lại tên, địa chỉ và số thứ tự của ảnh, mình sẽ sớm chuyển ảnh đến cho bạn. Đây là những hình do thợ chụp gửi cho mình nên chất lượng ảnh vẫn chưa được như ý, ảnh gốc sẽ được lấy sau. Thân


Ảnh 1: Bác Lê Duy Phương


 Ảnh 2


Ảnh 4


Ảnh 5


Ảnh 6: Cô Thành, Anh Giang, Bạn Hào 41M13


Ảnh 7: Bác Lâm Phương


Ảnh 8


Ảnh 9


Ảnh 10: PVPE


Ảnh 11: Gia đình và chú Tất Sơn


Ảnh 12: Lập, Cường - Chi nhánh Tuyên Quang


Ảnh 13


Ảnh 14: Mr. Ngọc Anh, Mr. Lâm's family


Ảnh 15: Gia đình em Chiến


Ảnh 16


Ảnh 17


Ảnh 18


Ảnh 19


Ảnh 20


Ảnh 21


Ảnh 22


Ảnh 23


Ảnh 24: Các bạn học cấp III (lớp 12A1 - Hà Huy Tập - Vinh)


Ảnh 25: Pose cùng vợ Sỹ Đức và vợ Công Hùng (41D2 - ĐHXD)


Ảnh 26: Các bạn cấp III và gia đình từ Nghệ An đến dự


Ảnh 27: Hội đồng hương 41D2 - Ban biên tập và các thành viên trang web www.41d2.com.vn

 

Ảnh 28


Ảnh 29: Pose cùng gia đình bạn Quang


Ảnh 30: Pose cùng gia đình bạn Minh Huệ


Ảnh 31: Bạn Tùng 41KT - ĐHXD

Hoàng Sa Nộ Khí Phú

0 comments

Phục vụ phong trào phản đối Tàu khựa mon men xâm lấn bờ cõi, bắt bớ dân lành, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của bổn chủ. Đăng bài thơ cóp nhặt được trên mạng cho bà con độc.

Thân.


HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ
Kha Tiệm Ly
 
     
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết. 
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?

Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa,Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
 
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!

Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
 
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm  thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
 
Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu  thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.

KHA TIỆM LY

 
Chú thích:
(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt  đưa quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy  theo. "Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt"
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị)

Tài nguyên: Trả giá!

0 comments

Năm 2009, khi đòi "quật" Bể than Sông Hồng, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã tung ra dư luận dự báo Việt Nam sẽ thiếu than trầm trọng, và sẽ phải nhập than, và nhập ngay từ năm 2013, và nhập đến cả trăm triệu tấn trong tương lai không quá 10 năm. Bấy giờ, dư luận sốc nặng. Một quốc gia mà số lượng mỏ than, thể hiện bằng những chấm vuông màu đen chi chit trên bản đồ khoáng sản, một quốc gia "rừng vàng biển bạc" mà trữ lượng than lên tới 220 tỷ tấn cuối cùng đã "mút đến những ngón tay cuối cùng". Và bây giờ, khi TKV hân hoan thông báo những tấn than đầu tiên cập cảng (Vâng, chính xác là TKV đã hân hoan. Còn tại sao lại hân hoan thì cứ nhìn sang EVN, nhìn vào những số liệu xủng xoảng bị chi phối bởi "dã tâm thành tích" thì biết), sự trả giá hoá ra đã đến sớm hơn rất nhiều so với lời đe doạ của TKV.Nhưng 9,5 ngàn tấn than nhập khẩu, một "thành tích" đau xót của KTV khi dưới sự "thống trị" của họ, Việt Nam rất nhanh chóng từ một nước xuất khẩu trở thành một nước nhập khẩu than. Đã có những năm, việc xúc bán của KTV còn mang lại cho họ thành thích lọt top những ngành xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Thành tích của TKV ngày hôm nay rõ ràng là sự trả giá cho lối khai thác tài nguyên sa đoạ và vô tội vạ của hôm qua. Chúng ta đã có "một ngày hôm qua" vô tội vạ. Sự vô tội vạ kéo dài suốt nhiều chục năm với công nghệ khai thác kiểu cuốc xẻng, theo lối đào đất bán lấy tiền. Nhiều chục năm xuất than vô tội vạ với giá rẻ mạt, với hoạch định kiểu bóc ngắn cắn dài. Và nhiều chục năm những tập đoàn than thổ phỉ cạnh tranh lạnh lùng với những đoàn tàu nối dài vô tội vạ vượt biên đưa than về phương Bắc.Mỗi năm, TKV vẫn xuất khẩu trên dưới hai chục triệu tấn than, có năm, họ xuất tới gần 32,5 triệu tấn. Và trước nguy cơ thiếu hụt nguồn than được cảnh báo từ trước, họ vẫn không thể ngừng xuất khẩu. Chỉ với một lý do duy nhất là để có tiền, có doanh số, có lợi nhuận với danh nghĩa "cân đối tài chính" cho việc bán than dưới giá thành cho nhu cầu trong nước. Nhưng ngay cả khi xuất tới 32,5 triệu tấn than thì giá trị của sự bán thô tài nguyên mang lại là rất rẻ mạt. Chẳng hạn với 1,08 tỷ USD thu được từ việc xuất thô hơn 32 triệu tấn than năm 2007, chỉ đủ mua lại 7,5 tấn than chỉ sau đó 1 năm.Và giờ là đến lượt nhập. Năm 2012 phải nhập 10 triệu tấn. Năm 2020 sẽ là 100 triệu tấn "theo kế hoạch", theo dự báo. Nhưng có lẽ, với việc những vỉa than lộ thiên ở Quảng Ninh đã cạn kiệt, với việc những tấn than ngoại đã được nhập sớm 2 năm so với dự kiến và tất nhiên là với cả công nghệ nhiệt điện ăn than như ăn gỏi, thì có lẽ con số 100 triệu tấn than nhập khẩu cũng sẽ rất sớm "vượt kế hoạch".Một câu hỏi cần được đặt ra: Ai sẽ là người được hưởng lợi từ việc nhập than. Câu trả lời rất dễ: Chỉ có thể là TKV dù người kêu gào nhiều nhất, cần nhiều than nhất là điện, là xi măng. Rất đơn giản là bởi bên cạnh độc quyền khai thác, họ còn có thêm độc quyền xuất nhập khẩu mặt hàng này.Có một điều đáng chú ý: Khi ném ra dư luận những lời đe doạ về việc thiếu than lần đầu năm 2009, tức là gần 40 năm sau khi khái niện an ninh năng lượng được đưa ra sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, TKV hướng tới việc đòi "quật" bể than Sông Hồng chứ không phải để rút kinh nghiệm cho việc quản lý, hoạch định và khai thác của mình. Bởi vậy, dù có trữ lượng dự đoán hơn 200 tỷ tấn, bể than Sông Hồng vẫn là quá ít cho cung cách quản lý và khai thác của TKV chừng nào những lời đe doạ và việc nhập khẩu than chưa được coi là hậu quả nhãn tiền của lối khai thác đào đất ăn tiền của một ngành độc quyền mà công việc chính là bán rẻ tài nguyên.Vẫn phải nhắc lại là nạn than thổ phỉ chưa bao giờ chấm dứt với "kim ngạch" không dưới 10 triệu tấn mỗi năm.Liệu an ninh năng lượng có nên phụ thuộc vào thành tích của chỉ một ngành, một tập đoàn, một cái đầu?   Using Opera's revolutionary email client: http://www.opera.com/mail/

 
Diễn đàn thông tin 41D2 © 2011 | Designed by RumahDijual, in collaboration with Online Casino, Uncharted 3 and MW3 Forum