• Chúc mừng năm mới 2012

    Đón chào năm mới 2012! Thay mặt toàn thể lớp 41D2 xin gửi đến tất cả các thành viên lớp 41D2 và gia đình lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng ...

  • Thư báo tin vui

    Lẽ sống của chúng ta trong cuộc đời chính là trách nhiệm với bản thân mình, với cuộc sống mà cha mẹ ta ban tặng cho ta, với những người mà ta thân yêu nhất...

  • Lời chúc mừng tháng 12

    Đầu tháng 12 Ban biên tập xin thay mặt toàn thể bà con xóm nhà lá 41D2 gửi đến những người có những ngày kỷ niệm trong tháng 12 lời chúc ...

  • Anniversary 10 years

    Chương trình kỷ niệm 10 năm ngày rời giảng đường Lớp 41d2 - Khoa Công trình thủy - Đại học Xây dựng (niên khóa 1996-2001).

  • Sổ liên lạc

    Thông tin cá nhân, số điện thoại của thành viên 41D2 liên tục được cập nhật, bổ sung tại đây

Feb 27, 2009

Tài liệu nội bộ (tiếp)

Feb 27, 2009 3 comments

Gửi các bạn một số tài liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà mình sưu tầm! (tớ đặt nhãn là "tài liệu", ai có nhu cầu tải tài liệu trên blog cứ chọn nhãn "tài liệu" là ok).

Thấy cần tìm tài liệu gì, anh em cứ đăng bài hoặc comment các tài liệu tìm vào phần nhận xét! Tớ và các bạn trong BBT sẽ gửi bạn sớm nhất tài liệu theo yêu cầu!

Ghi chú: đường link này sẽ tự động mất sau 4 tuần không được download tính từ lần gần nhất! vì vậy mọi người thấy cần thiết thì nên down sớm (hãy thông báo khi link hỏng)

Lựa chọn dự án đầu tư http://www.megaupload.com/?d=B4R6CLDL

Các bài giảng về Nghị định 209 http://www.megaupload.com/?d=GUUBR147

Từ điển kỹ thuật Prodict2007 (cả crack) http://www.megaupload.com/?d=D1Z442VA

Bài giảng về luật XD, Nghị định liên quan http://www.megaupload.com/?d=UUU7GGXZ

Bài giảng về Nghị định 99 và 03 http://www.megaupload.com/?d=HJIREBTW

Cac TT, VB cong bo HD thi hanh ND99&ND03.CP http://www.megaupload.com/?d=IE181D7R

CacVB-Bài giảng ve dinhgiaXD. http://www.megaupload.com/?d=DQ6DUPH4

Mau lap Du toan mot so chi phi tu van phai lapDT http://www.megaupload.com/?d=0BENQVHH

VBLXD va LDThau & cac ND kem theo http://www.megaupload.com/?d=ZM8ZFPGV

NhungVB moi nhat lien quan den Lxd,LDthau http://www.megaupload.com/?d=7DQISG6S

Tình hình anh em 41D2

0 comments

Sao dạo này anh em 41D2 chẳng thấy ai vào blog cả.
Lúc nào vào cũng thấy mỗi một người online. Chán.
Anh em chăm vào rồi viết bài để mọi người thường xuyên nắm được tình hình của nhau đi chứ.

Feb 19, 2009

Tài liệu nội bộ!

Feb 19, 2009 3 comments

Đây là toàn bộ bản vẽ thiết kế và dự toán các hạng mục phụ trợ lán trại, công trình công công của Công trình Thủy điện TUYÊN QUANG do tớ sưu tầm và thực hiện. Share lên cho anh em nào cần đến thì download.

http://www.megaupload.com/?d=JYV7QYUD

Chúc mọi người có những thông tin bổ ích!

Nếu có tài liệu thì share lên cho anh em để thành một thư viện của lớp - BBT

Feb 17, 2009

Feb 17, 2009 1 comments

Xin chào

Feb 15, 2009

Giây phút sinh tử trong phòng thi

Feb 15, 2009 0 comments


Thấy entry này trên blog anh Đại Ngũ hay quá! phổ biến cho ae - nhớ về những kỷ niệm đầy ắm trong lòng chúng ta keke 

Rốt cuộc cũng đến thời điểm còn 4 bài thi nữa là kết thúc học kỳ này. Có điều bài thi hôm này chính là một trong 2 môn thi mà ta sợ nhất. nhưng mà không vượt qua được ải này, làm sao có thể nghỉ Tết yên ổn ? Tết sắp đến rồi, nhưng đối với ta vẫn còn xa xôi lắm.

Cho nên lần thi này, chỉ được thành công, không được phép thất bại. Đem cái tâm lý quyết tử đó vào phòng thi, tuyệt đối không cho phép sai sót. Có điều ta lại quên mất một điểm trọng yếu: người tính không bằng trời tính.

Mọi người đứng trước phòng thi, ai nấy đều thần sắc khẩn trương, lòng quá nửa là như thiên quân vạn mã đang đánh lộn, bất ổn phi thường. Điều mà tất thảy mọi người đều đang nghĩ trong lòng bây giờ, chỉ là: Ai sẽ làm giám sư trông phòng thi này ? 

Vừa lúc đó, đầu hành lang vang lên tiếng người nhốn nháo, tiếng chân lộn xộn, chỉ thấy từ đàng xa, một vị giám sư xuất hiện.

Vị này thân hình khôi vĩ, cước bộ trầm ổn, nhãn thần như điện, hai bên huyệt thái dương nhô cao, rõ ràng là chân chính nội gia cao thủ, bước tới đâu là quần hùng dạt ra tới đó, quả nhiên có phong thái của 1 bậc nhất đại tôn sư. Huynh đệ chúng ta vừa nhìn thấy đã tim đập chân run, trong lòng quá nửa là muốn thoái lui ngay tại đương trường. 

Nhưng mà đã chậm một bước, vị giám sư kia đã tới trước cửa phòng. Lúc này huynh đệ ta ai nấy đều nhu ngừng thở, tim cũng như đã ngừng đập.

Vị giám sư ngước mắt nhìn lên cửa phòng, lại đưa mắt liếc qua huynh đệ ta, ánh mắt sắc như tiểu đao, không cần động tay mà đã chém đứt đi dũng khí của chúng ta mất rồi. Đúng lúc đó, vị giám sư này lại khẽ động thân, mọi người giật nảy mình, tim suýt chút nữa là bắn ra khỏi lồng ngực.

Không ngờ vào lúc quan yếu nhất, vị giám sư lại bước qua....phòng bên cạnh.

Ai nấy đều thầm gào lên trong đầu: "Lão ác nhân này quả thật muốn dọa chết người mà, lần sau nhìn cho kỹ số phòng rồi mới dừng lại chớ".

Mọi người còn chưa hoàn hồn, từ xa đã vọng lại tiếng cười. Chỉ thấy người bước tới là một vị giám sư trẻ tuổi, trên miệng vẫn nở nụ cười, toàn thân toát ra vẻ hào sảng đáng mến. Vị giám sư này đi đến đâu, tiếng cười vọng ra đến đó, quần hùng xung quanh cũng cười đáp lại rất nhiệt tình. So với vị giám sư lúc đầu thì quả là một trời một vực. 

Mọi người vừa nhìn thấy vị giám sư này, cũng giống như mùa hạ gặp mưa, mùa đông có nắng, ai cũng phấn khởi trong lòng, chỉ muốn cười lớn ba tiếng.

Giám sư bước vào trong phòng, ghi rõ số thứ tụ từng người, sắp xếp vị trí nhanh chóng. Ai nấy trong lòng đều thoải mái nên rất nhanh nhẹn ổn định chỗ ngồi trật tự. Chỗ ta ngồi là bàn thứ 3 từ dưới lên, lại sát ngay trong cùng, vị thế vô cùng đắc địa. Xem ra môn thi này đã qua được một nửa rồi.

Nhưng mà trên đời làm gì có chuyện gì chiều lòng người như vậy ? nếu qua đơn giản thế này thì câu chuyện cũng không cần bàn đến nữa. Tiếng chuông báo phát đề vừa vang lên, vị giám sư trẻ tuổi vui vẻ này đột nhiên như lột xác. Nụ cười hào sảng ban đầu đột nhiên biến thành nụ cười đầy ngạo khí, ánh mắt ôn hòa đã sớm sáng rực, trở thành một người hoàn toàn khác hẳn.

Huynh đệ ta còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, đề thi đã phát. Lúc này đành nhắm mắt đưa chân tiến về phía trước. 

Đề thi không quá khó, câu hỏi không quá dài, nhưng muốn làm lại không đơn giản chút nào. Thời gian vừa bắt đầu, tài liệu đã cuồn cuộn tuôn ra ào ào như nước đổ, thoáng chốc torng tay mấy vị đại hành gia đều đã có vật dụng.

Nhưng không ngờ mọi người còn chưa kịp làm gì, bộ pháp giám sư đã bắt đầu hoạt động. Giám sư thân hình chỉ động nhẹ như lá rơi đã lướt xa cả trượng, khinh công quả nhiên độc bộ võ lâm. Giám sư thoắt ẩn thoắt hiện, lúc đầu phòng, lúc cuối phòng thật như lưu thủy hành vân, liên miên bất tuyệt, khiến cho các huynh đệ đều thất sắc, thầm than không hay.

Chớp mắt một cái, giám sư đã chiếu mục quang vào một vị huynh đệ, miệng không nói nhưng tay đã động, chớp mắt đã đoạt lấy bí kíp trong tay vị huynh đệ đó. Mọi người lắc đầu thở dài, đều cho rằng vị huynh đệ này thật quá bất cẩn. Đáng tiếc.....đáng tiếc...

Đáng tiếc nhất là vị huynh đệ đó quả thật không bất cẩn chút nào, sau này y có kể lại: "Ta còn chưa kịp động thủ, ông ta đã phát giác ra rồi, cảm quan linh mẫn kinh khủng".

Mọi người rốt cuộc cũng biết được vị giám sư này kinh khủng cỡ nào. Chỉ trong vòng mười phút đã có trên mười huynh đệ bị loại khỏi vòng chiến, bao nhiêu bí kíp đều lọt vào tay y, cho dù có dùng ngụy kế cỡ nào cũng không qua được pháp nhãn của y.

Lúc này không còn ai dám khinh địch nữa, trong lòng đều thập phần cảnh giác. Các bí kíp lúc nãy vẫn liên tục được mở ra, có điều đều rất lặng lẽ, chính là đã phát huy toàn bộ công lực của mỗi người. Hơn mười huynh đệ kia cũng không dễ gì bỏ cuộc như vậy, đưa tay vào trong người đã lôi ra không ít bí kíp tàng thư.

Ta tuy không có bí kíp nào, nhưng người ngồi phía sau lại chính là vị huynh đệ đã giúp ta qua môn này hồi năm học trước. Vị huynh đệ này khe khẽ dùng truyền âm nhập mật, tiếng nho nhỏ như muỗi kêu, dần dần truyền vào tai ta. Tiếng vừa lọt vào tai, tay đã động tức thì, ý tứ tuôn tràn ra giấy thật là thống khoái.

Bấy giờ vị giám sư vẫn cứ khinh linh hoạt động, không hề nghỉ ngơi tí nào. Đến chỗ vị huynh đệ vừa bị tóm đầu tiên lúc nãy, giám sư miện khẽ nở nụ cười, mục quang chiếu thẳng vào tay trái của y.

Y lúc này cũng biết giám sư đã phát hiện ra bí kíp của mình, lại thấy tay giám sư đã đưa ra, tình thế thật thập phần hung hiểm.

Lúc này y đột nhiên làm một hành động vượt ngoài sức tưởng tượng của cả phòng, chính là dùng chiêu....năn nỉ. Chỉ thấy ánh mắt y ôn nhu dào dạt, tình ý liên miên liếc về phía giám sư.

Chiêu năn nỉ này vốn đã thất truyền, từ mười năm nay ta vẫn chưa thấy ai sử dụng qua, không ngờ lần này lại gặp ở đây. Đáng tiếc là chiêu năn nỉ này năm xưa do một vị nữ tôn sư sáng tạo, hiện giờ lại do một nam nhân sử ra vì vậy có chỗ bất dụng. Giám sư tịnh không động lòng chút nào, nắm lấy tay trái y, khẽ sử kình một cái, khiến y vội buông bí kíp ra tức thì.

Lúc đó giám sư nắm lấy một đầu bí kíp, vị huynh đệ đó thấy vậy vội đưa tay trái nắm lấy đầu còn lại của bí kíp, hai người tức thì rơi vào tình thế tỷ thí nội lực.

nhưng vị huynh đệ đó là gì mà có tư cách so sánh với giám sư kia chứ ? Vèo một cái, giám sư đã lôi mạnh đầu kia của bí kíp ra. Lúc này mới thật là bất ngờ, bí kíp bị lôi ra dài cả thước mà vẫn chưa thấy hết, thật đúng với hai câu thơ:

Thiên trường địa cửu hữu thời tận

Bí kíp tàng thư vô tuyệt kỳ

Giám sư thu lấy bí kip, trong mắt cũng không giấu nổi vẻ tán thưởng. Không ngờ chuyện này lại kích thích chiến ý của ông ta, làm cho ông ta bắt đầu đem hết mười thành công lực ra tru thiên diệt địa.

Lúc này thời gian chỉ còn một nửa, bài làm của ta cũng tạm xong một nửa.

Vị huynh đệ ngồi dưới vẫn tiếp tục đọc bài lên cho ta. Nhưng nội công của giám sư quả nhiên rất thâm hậu, dù thanh âm nhỏ như tiếng muỗi kêu cũng không lọt qua khỏi tai y. Giám sư liền đưa tay chỉ về phía huynh đệ đó, lại đưa tay chỉ vào một bàn phía trên cùng, chính là muốn cách ly ta và vị huynh đệ này. 

Vị huynh đệ không thể chống cự, đành khăn gói lên trên. bấy giờ chỗ ngồi đắc địa của ta ban đầu lại trở thành tử địa, hoàn toàn mất liên lạc với xung quanh. Ta lúc đó như Hạng Vũ ở Ô Giang, không còn chi viện, chỉ còn nước trở kiếm tự sát.

Ta bấy giờ nhớ lại Hạng Vũ, xuất hạn đầy mình, đắn đo hồi lâu rồi quyết định đập đầu vào tờ giấy bể sọ chết quách cho rồi. tình thế này quả thật ngàn cân treo sợi tóc.

Nhưng mà tình cờ liếc mắt sang vị huynh đệ dùng năn nỉ kế khi nãy, lại thấy vị huynh đệ đó tiếp tục giở bí kíp ra, không hề có chút nản ý nào. Chẳng lẽ vị huynh đệ đó chính là truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại năm xưa, hiện lấy tên là Độc Cô Cầu........Thắng, đi khắp thiên hạ nhấ định phải tìm ra một trận thắng ?

Có điều ý chí kiên cường bất khuất của y đã vực dậy được tinh thần ta, tuyệt bất đê đầu. Cho dù trong nan cảnh cũng không để mất đi niềm tin và hy vọng, cho nên ta quyết định không đập đầu vào tờ giấy thi tự vẫn nữa, mà im lặng chờ thời.

Thời gian vẫn cứ vô tình như vậy, trôi không ngừng nghỉ. Chỉ còn 30 phút, 20 phút, rồi 15 phút........

Ta không ngừng phát tín hiệu cầu cứu lên phía trên, cuối cùng trời không phụ lòng người, vị huynh đệ kia tuy bị điều lên trên nhưng vẫn còn bí kíp torng tay. Y vừa làm xong liền quay lại, lợi dụng sơ hở của giám sư, phóng bí kíp về phía ta. 

Chỉ thấy kình phong rít lên veo véo, bí kíp phóng đi với một lực vượt khỏi sức tưởng tượng của con người, cơ hồ đã sánh ngang với Phi Đao của Tiểu Lý năm xưa, lệ bất hư phát. Ta cũng không chậm trễ, hai ngón tay khẽ bật ra, chính là chiêu Linh Tê Nhất Chỉ của Lục Tiểu Phụng, kẹp lấy bí kíp.

Linh Tê Nhất Chỉ liệu có thể kẹp trúng Tiểu Lý Phi Đao hay không ? Đây vốn là câu hỏi mà rất nhiều danh gia kiếm hiệp từng tự hỏi. Ta cũng rất muốn biết, có điều phản xạ của ta lại không nhanh như Lục Tiểu Phụng, vị huynh đệ kia lại sử lực rất khéo, thành ra bí kíp chưa bị tay ta kẹp trúng thì đã hết lực, rơi xuống chân ta.

Bí kíp lọt vào tay ta cũng giống như kiếm lọt vào tay Tây Môn Xuy Tuyết, chuyện này thì không cần nói làm gì. Có điều vị giám sư kia quyết không phải hạng hồ đồ, thậm chí đủ tư cách liệt vào thập đại giám sư đương thời. Ta phải làm sao mới che giấu được bộ bí kíp này đây ?

May mà kinh nghiệm của ta cũng không thấp, tu vi dùng bí kíp há phải chỉ có mười năm ? Lúc ấy ta liền để bí kíp sang tay phải, mượn bút và tư thế đang viết để che giấu, lại dùng tay trái làm nghi binh, chính là để dương đông kích tây như Binh pháp Tôn Tử vậy.

Chỉ thấy tay trái ta lúc nắm lúc mở, lúc nhanh lúc chậm, lúc nhu lúc cương, thật như hồ điệp xuyên hoa, quần ma loạn vũ, không óc chút sơ hốt nào. Mắt thì dõi theo tay phải, dần dần vừa đọc chữ trong bí kíp, vừa chép ra giấy.

Nhưng bí kíp này bị nội lực của vị huynh đệ kia làm tả tơi lắm rồi, chữ còn nhỏ hơn cả chữ tiểu triện, thàn ra đọc thôi cũng là cả vấn đề nan giải. Ta lại mất không ít thời gian tìm xem nên bắt đầu chép từ đâu. Vì vậy thời gian chân chính lúc bắt đầu chép, chỉ có 5 phút.

Trong 5 phút này ta tuyệt đối không ngưng nghỉ, liên tục viết ra như Trường Giang cuộn sóng, chữ nghĩa tuôn ào ạt, tiếc là vẫn chảng còn kịp nữa, đã đến lúc thu bài.

Hiện giờ ngay cả ta cũng không biết bài thi này mình làm tốt hay xấu, hay hay dở, đúng hay sai. Chỉ đành chờ vài ba hôm nữa xem kết quả vậy...

Cuộc đối đầu với 1 trong thập đại giám sư đương thời đối với ta quả là kinh khiếp, đáng tởn đến lúc bạc đầu. thôi thì, quay đầu lại là bờ......

Feb 13, 2009

Vu vơ

Feb 13, 2009 0 comments

Sau khi đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị "cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định". được đăng trên báo VietNamNet (link here) Tớ không dám phát biểu gì thêm chỉ đưa ra mấy thông tin cho bà con đánh giá:

  • Dự án này sẽ được triển khai bởi nhà thầu Trung Quốc (3.000 công nhân người China sẽ làm việc tại Tây Nguyên chưa kể gia đình - link)
  • Ngày trước xem phim "gì gì" ke ke thấy người ta nói: “Bên nào giành quyền làm chủ được giải Cao Nguyên Trung phần và Hạ Lào thì người đó làm chủ chiến trường Ðông Dương”

Hi vọng là mọi việc vẫn ổn! Xong dự án Tàu sẽ chở người sẽ về nước và môi trường sinh thái vẫn được đảm bảo. Dạo này thấy tình hình Trường Sa và Hoàng Sa ồn ào quá! Hi vọng không ai ghét tớ vì những thông tin trên - nếu sai biểu tớ gỡ xuống nha! ack ack

Các bài viết liên quan đến dự án Bôxít tại Tây Nguyên đã được đăng trên VietNamNet



Thư từ Mỹ

0 comments

Đọc bài viết của chú Trần Hữu Dũng trên trang www.viet-studies.info về Barack Obama, mình cũng có bài viết về ổng này rùi, nhưng để rộng đường cho bà con nhận xét nên đăng bài viết này! Hi vọng bà con cố gắng đọc hết vì rất hay mà.
Chúc bà con một ngày 13 tốt lành. Thân!
Thử đoán chính sách kinh tế của Barack Obama
Bạn quý mến!

Cho đến khi Barack Obama nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2009 thì khó có ai hoàn toàn biết được chính sách của chính phủ của ông sẽ ra sao, phần lớn là vì chính sách này sẽ tùy vào tình hình kinh tế trong những ngày tháng sắp tới. (Tình hình này có vẻ ngày càng trầm trọng, thí dụ như “vụ ô tô” đột nhiên “bùng nổ” sau khi ông đã đắc cử, và mới đây, sau lễ Giáng Sinh thì đến lượt các công ty bán lẻ than lỗ, rục rịch yêu cầu nhà nước giải cứu.) Hơn nữa, chắc chắn là chính sách này sẽ có nhiều lần điều chỉnh trong 4 (hoặc 8) năm nhiệm kỳ của ông. Vì thế, tôi nghĩ, tiên đoán chi tiết những gì ông sẽ làm là thiếu căn cứ. Điều có thể làm được lúc này là thử đoán vài trọng điểm của chính sách ấy, dựa trên những phát biểu của ông khi tranh cử, danh tính những cố vấn thân cận của ông (nên nhớ rằng Obama có hàng trăm “cố vấn”, phát biểu của những người này không nhất thiết là quan điểm của Obama, thậm chí đôi lúc đối chọi nhau – giới ký giả Mỹ có câu “người biết thì không nói, người nói thì không biết!”), và những người mà ông bổ nhiệm sau khi đắc cử.

(1) Ưu tiên số một: công ăn việc làm

Điều này ông đã lặp đi lặp lại nhiều lần nên không cần đoán. Nó vừa là đối sách khẩn cấp cho khủng hoảng kinh tế Mỹ, vừa phản ảnh một “triết lý” thường gắn liền với đảng Dân Chủ (đảng Cộng Hòa, trái lại, thường đứng về phe doanh nhân, coi việc chống lạm phát là ưu tiên hơn). Obama đã công khai tuyên bố là sẵn sàng chi tiền (có thể đến ngàn tỉ đô la!) để tạo công ăn việc làm cho dân chúng (bài học rút ra từ kinh tế học Keynes). Tuy nhiên cũng nên để ý là về mặt này ông không phải là “nô lệ” của các công đoàn (như đảng Dân Chủ thường bị cáo buộc, và nếu Hillary Clinton mà là tổng thống thì có thể bà sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của công đoàn hơn). Vì Obama không “mang ơn” các công đoàn khi tranh cử (so với truyền thống của đảng Dân Chủ, thường nhờ sự ủng hộ của công đòan về mặt tổ chức cũng như về tiền bạc), ông ít bị ràng buộc hơn.  

Liên hệ, vì công ăn việc làm (nhất là của công nhân) là ưu tiên số một của Obama, ông sẽ để ý nhiều hơn đến ảnh hưởng của chính sách thương mại đối ngoại của Mỹ đối với việc làm cho dân Mỹ. Trong thời kỳ tranh cử, ông đã đòi “xét lại” NAFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ) và chống lại CAFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Trung Mỹ), nhưng tôi nghĩ là lập trường của Obama trong các vấn đề này không phải là cứng nhắc (Austan Goolsbee, một cố vấn thân cận của ông, đã “rỉ tai” chính phủ Canada “Chớ lo, Obama thực sự sẽ không “bảo hộ” như ông ấy nói lúc tranh cử đâu!”). Obama cũng thường viện cớ bảo đảm quyền lợi cho lao động các nước khác, nhất là các quốc gia kém phát triển, để “xét lại” các hiệp định tự do hóa thương mại có hại cho họ (như CAFTA).  

(2) Độc lập năng lượng

Từ khi có cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 đến nay thì nhà lãnh đạo Mỹ nào cũng tuyên bố là rất quan ngại việc Mỹ quá lệ thuộc vào dầu hỏa nhập khẩu. Tuy nhiên, đối sách của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ rất khác nhau. Đảng Cộng Hòa thì chú trọng đến việc tìm thêm dầu hỏa trong (gồm cả duyên hải) nước Mỹ, còn đảng Dân Chủ thì thường hô hào những giải pháp khác, trong đó có việc tìm những nguồn năng lượng thay thế dầu, cũng như giảm số cầu bằng cách tăng thuế xăng, hoặc bắt buộc các công ty ô tô sản xuất ô tô xài ít xăng hơn. Ông Barack Obama cũng hô hào những biện pháp truyền thống này của đảng Dân Chủ, nhưng (ngoài vấn đề an ninh cho nước Mỹ) ông còn có hai lá bài mới: Thứ nhất, phải giảm tiêu thụ năng lượng để đối phó với thảm họa biến đổi khí hậu, và thứ hai, các công ty ô tô Mỹ phải cam kết sản xuất xe xài ít xăng hơn, nếu họ muốn chính phủ “giải cứu” họ khỏi những khó khăn tài chính trầm trọng hiện nay.

(3) Thị trường cần điều tiết...

... nhưng điều tiết ấy dựa vào chính những đòn bẩy thị trường (thay vì áp đặt những “chuẩn” cứng nhắc). Như hầu hết chính trị gia Mỹ, Obama tôn vinh chế độ thị trường. Tuy nhiên, như những người cấp tiến, ông ý thức những bất toàn của thị trường. Về trách nhiệm của nhà nước đối với thị trường, Obama không đi ngoài lý thuyết kinh tế “chuẩn”, đó là thị trường là chính, tuy nhiên lý thuyết chuẩn này cũng cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết để chính phủ can thiệp... Hãy lấy vấn đề chống ô nhiễm môi trường làm ví dụ. Biện pháp của Obama là áp đặt một chuẩn cho chung các chất thải (không riêng cho từng công nghiệp hay từng công ty) nhưng cho phép các công ty buôn bán với nhau những giấy phép thải ô nhiễm, nghĩa là dùng cơ chế thị trường để gián tiếp giảm ô nhiễm. Một thử thách cho Obama sẽ là làm cách nào để điều tiết thị trường tài chính (kể cả bảo hiểm, ngân hàng) là một thị trường mà ai cũng thấy là vì “tự do quá trớn” trong những năm gần đây, đã đẩy Mỹ (và cả thế giới) đến bờ vực thẳm tài chính. Đáng lo là kinh tế học hiện nay chưa có một lý thuyết nào rõ ràng về cách điều tiết thị trường này (một phần vì các công cụ tài chính biến dạng quá nhanh chóng, và những “tay chơi” trong thị trường này đầy những “sáng tạo” cực kỳ mưu mô).

Liên hệ đến những “thất bại” của thị trường là vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các loại “hàng hóa công” (mà thị trường không cung cấp được). Obama hình như ý thức rõ việc này và lợi dụng sự suy thoái kinh tế hiện nay để hô hào chính phủ chi tiêu kích cầu (và tạo công ăn việc làm) trong các lãnh vực hạ tầng cơ sở, giáo dục, và công nghệ thông tin.

(4) Công bằng về “phân phối tài sản”

Trong số các ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua thì Obama có lẽ là người nói nhiều nhất đến mong ước thực hiện sự “công bằng” giữa người có thu nhập cao và đại đa số trung lưu của Mỹ. (Ứng viên John Edwards (nguyên thượng nghị sĩ) thì “hăng máu” hơn, song đa số dân Mỹ không hứng thú lắm với ngôn từ “đấu tranh giai cấp” của Edwards.) Thực vậy, quan tâm đặc biệt đến giới trung lưu là một tiêu điểm trong chiêu bài tranh cử của Obama (ông thường nhạo báng McCain là không bao giờ nói đến chữ “trung lưu”). Ngược lại, McCain chỉ trích Obama về ý định “tái phân phối tài sản” của Obama mà McCain cáo buộc là “xã hội chủ nghĩa”. Quan tâm này sẽ phản ảnh trong đề nghị cải tổ thuế của Obama.

(5) Tự do chọn lựa của người tiêu dùng

Đây là một mệnh đề căn bản của kinh tế học tân cổ điển. Biểu hiện rõ nhất của nó là trong đề nghị cải cách chế độ bảo hiểm y tế của Mỹ mà Obama đưa ra. Một trong những vấn đề bức xúc nhất của nước Mỹ là số người không có bảo hiểm y tế rất đông (16% tổng số dân năm 2005, và tiếp tục tăng). Trái với đảng Cộng Hòa (luôn cho rằng “thị trường” có thể “giải quyết” bất cứ việc gì), và cũng khác Hillary Clinton, muốn “bắt buộc” mọi người tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế (cái lợi cùa đề nghị này là ai cũng sẽ được bảo hiểm, cái bất lợi là hạn chế chọn lựa của mỗi người), chủ trương của Obama là hạ thấp tiền bảo hiểm để đại đa số có thể tham gia, nhưng sau đó thì mỗi người vẫn có quyền chọn lựa những điều khoản khác.

Tóm lại, có phần chắc là chính sách của Obama sẽ rất khác chính sách của Bush (và đảng Cộng Hòa), nói chung ở chỗ nó không tin vào “thị trường” một cách cực đoan, nhưng cũng không là một chính sách hoàn toàn mới lạ trong lịch sử nước Mỹ. Nhìn theo quan điểm kinh tế học hiện đại, có thể mô tả nó như một chính sách “trung dung”’ (và vì thế những người thiên tả đã bắt đầu hơi thất vọng với Obama!). Đại thể nó vẫn theo lập trường thường thấy của đảng Dân Chủ (cụ thể: nhà nước can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế, ưu tiên là tạo công ăn việc làm cho dân chúng, tương đối bảo hộ kinh tế... ), tuy nhiên “phiên bản” của Obama có thể mạnh hơn về liều độ, do nhu cầu tình thế hiện nay. Song, theo tôi, “tư duy Obama” tương đối nhất quán, có cơ sở trong kinh tế học hiện đại, không quá nặng tính “cơ hội chính trị” . Nhìn từ quan điểm hàn lâm, chính sách của Obama là rất gần Keynes (đúng ra là Keynes và tân cổ điển), so với chính sách của Bush (là hầu như trở ngược lại thời kỳ “tiền Keynes”). Nói theo tiếng lóng của dân trong nghề, Obama có vẻ trở về với nền “kinh tế học nước mặn” (tức là thứ kinh tế học tập trung ở các trường đại học gần bờ biển của Mỹ như Harvard, MIT, Yale, Berkeley... ) thay vì “kinh tế học nước ngọt” (tức là kinh tế học “sâu” trong nội địa Mỹ, mà “thành lũy” là đại học Chicago).

Tất nhiên, Barack Obama có làm được những gì ông muốn hay không thì còn tùy vào nhiều yếu tố khác. (Chính ông cũng nhìn nhận “90% quyết định của một tổng thống là để đối phó với việc đang xảy ra, chỉ 10% là do kế hoạch định trước.”) Quan trọng nhất là quốc hội, với 535 thành viên (tổng cộng thượng viện và hạ viện), mỗi người một ý. Một dấu hiệu tốt là Obama có vẻ chú ý đặc biệt đến khâu thực thi, đến việc làm sao để các đề nghị của ông được quốc hội chấp thuận. Hai nhân vật chủ chốt mà Obama đã bổ nhiệm là Rahm Emanuel và Tom Daschle là những người dày kinh nghiệm với quốc hội. Ông cũng vận động để dân biểu Henry Waxman thay thế dân biểu John Dingell làm chủ tịch một tiểu ban then chốt ở hạ viện – tuy cùng đảng Dân chủ nhưng Waxman khôn khéo và năng động hơn Dingell – và “tha thứ” nghị sĩ (phản đảng!) Joe Lieberman vì nghĩ chắc là sẽ cần phiếu của ông này. Về thương mại đối ngoại, sự có mặt của Rahm Emanuel cũng là một dấu hiệu tốt vì chính ông này đã phụ trách việc “đẩy” NAFTA qua quốc hội Mỹ vào thời Clinton. Tân bộ trưởng tài chính Timothy Geithner cũng có nhiều kinh nghiệm quốc tế (ông từng là một viên chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế), nhất là về các vấn đề châu Á.

Một điều cần để ý là khi thật sự nhậm chức, Obama phải lập tức đương đầu với những khó khăn ngắn hạn vô cùng trầm trọng. Những giải pháp “chữa cháy” cấp thời cần thiết chẳng những sẽ buộc ông hoãn lại các biện pháp đối phó các vấn đề dài hạn (như năng lượng, khí hậu) chúng còn có thể tăng thêm trở ngại cho những dự án dài hạn của ông (ví dụ thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn, không cho phép Obama thực thi những cải cách về thuế má, hoặc chi tiêu cho giáo dục, cơ sở hạ tầng, v.v). Rộng ra hơn nữa, ông sẽ đối diện với một “thể chế” kinh tế Mỹ (nhà nước có thể xen vào điều hành nhiều công ty) phức tạp hơn, và có những đặc tính (kể cả cơ hội) khó tiên đoán.

Tất nhiên, khi cầm quyền, Obama sẽ phải nghe nhiều đề nghị tương khắc (ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ) cũng như bị sức ép từ những nhóm quyền lợi khác nhau. Người ta cũng quan ngại rằng, dù là người thông minh, trí thức, có óc phán đoán, Barack Obama hầu như không có một kinh nghiệm nào trên bình diện thương thuyết quốc tế. Do đó, quyết định của Obama về mặt này (trong lãnh vực kinh tế tài chính) có lẽ sẽ tùy thuộc rất lớn vào ê-kíp thương mại – lao động của ông. Ba người mà ông đã bổ nhiệm (Bill Richardson cho Bộ Thương Mại, bà Hilda Solis cho Bộ Lao Động, và ông Ron Kirk làm đại điện Mỹ trong các thương thuyết thương mại quốc tế) lại có những quan điểm rất khác nhau: Ron Kirk thì thiên về tự do thương mại, Hilda Solis thì cực lực bảo vệ quyền lợi công đoàn Mỹ, còn Bill Richardson thì hầu như trung dung (nhưng có nhiều kinh nghiệm thương thuyết, vì nguyên là đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc thời Clinton). Theo tin giờ chót thì ông Richardson đã rút lui.

Đến nay thì có thể xem như ê-kíp kinh tế của Barack Obama đã được sắp xếp xong: Hai người chủ chốt là Timothy Geithner (Bộ trưởng Tài Chính), Larry Summers (Trưởng Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia), thấp hơn đó một chút là bà Christina Romer (Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế -- nhiệm sở cũ của Joe Stiglitz thời Clinton). Về hai cố vấn trẻ của Obama trong chiến dịch tranh cử thì Austan Goolsbee (39 tuổi, giáo sư Đại học Chicago) được điều về làm phụ tá cho Summers, còn Jason Furman (38 tuổi, đệ tử của Stiglitz) sẽ về dưới trướng bà Romer. Trong giới kinh tế, Goolsbee và Furman tuy không nổi tiếng bằng Summers, Stiglitz hay Krugman, những cũng được đánh giá là nhiều khả năng, không giáo điều (tuy không “phóng khoáng” như Stiglitz hay Krugman). Có điều là, với bộ tham mưu kinh tế quá nhiều “siêu sao” này của Obama (và có ít nhất là 5 cơ quan: Bộ Tài Chính của Tim Geithner, Hội đồng Kinh tế Quốc Gia của Larry Summers, Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế của Christy Romers, Ủy Ban Hồi Phục Kinh tế của Paul Volcker, và Cục Quản Lý và Ngân Sách của Peter Orszag) nhúng tay vào “làm chính sách”, có người lo ngại là sẽ nảy sinh hội chứng “nhiều thầy thối ma”.

Tương lai sẽ ra sao thì chỉ tương lai mới có thể trả lời!

Trần Hữu Dũng (05-1-2009)

Cuộc Chiến 1979 và Hoàng Sa

Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến dịch “trừng phạt” Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: “Hiệp ước mà Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên giới Trung Quốc”. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh mà Đặng Tiểu Bình thực hiện 10 ngày sau không đơn giản chỉ là những gì được nói ra trong lời tuyên bố ấy.Hiệp ước mà ông Đặng đề cập là Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô, ký ngày 3-11-1978. Hiệp ước này được ký kết sau khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất trầm trọng: Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo “nguy cơ phản ứng dây chuyền”. J. Carter “đồng ý với Đặng cách nhìn nhận” ấy. Tuyên bố chung, hai ngày sau đó (1-3), nhấn mạnh, “Trung-Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền”. Đặng đã thành công khi sử dụng liên minh Việt-Xô để gieo rắc hoài nghi, khiến Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc đánh Việt Nam, bên trong, Đặng không hề đánh giá cao “liên minh” ấy.
Trong hội nghị do Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập, bàn “chủ trương” đánh Việt Nam, không ít tướng lĩnh đã cảnh báo nguy cơ bị Liên Xô tấn công. Khi ấy, trên biên giới Trung- Xô, Liên Xô bố trí tới 50 sư đoàn chủ lực. Đặng Tiểu Bình nhận định: “Liên Xô không thể không xét tới nhiều nhân tố quốc tế nên khả năng (vì Việt Nam mà) can thiệp vào Trung Quốc là rất ít”. Trên thực tế, một tuần sau khi Trung Quốc đánh Việt Nam, không thấy Liên Xô “ra tay”, Trung Quốc đã đánh tiếp sang thị xã Lạng Sơn, và chỉ rút khi trên hướng này Quân Đoàn II xuất hiện. 
Tại thời điểm Đặng tuyên bố với báo chí, 7-2-1979, quân đội Việt Nam có mặt ở Phnompênh vừa tròn một tháng, nên “yếu tố Campuchia” có vẻ như rất dễ thuyết phục. Nhưng, theo cuốn sách “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” của NXB Đại học Tứ Xuyên, công bố năm 1993, ngay trong Hội Nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã được “tuyệt mật” chuyển tới tay tướng Hứa Thế Hữu (Tướng Hữu cùng với Dương Đắc Chí là hai tướng chỉ huy cuộc chiến tranh 17-2). Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở chiến dịch đánh sang Phnompênh.
Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, đang “ăn nhờ, ở đậu” gần Trung ương Cục (Việt Nam), Pol Pot, Yeng Sary đã “đi lại” với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Non lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước nhỏ bé này. Cho dù sau đó “lá bài” Sihanouk cũng được “nuôi” ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot. Chính vì thế mà ngay trong năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km. Tuy nhiên, cho dù có bị “mất mặt” khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnompênh. Liệu, Trung Quốc có phải là một “đàn anh” trung thành với lân bang đến mức hy sinh mình như vậy?
Người Hoa và vấn đề “nạn kiều” cũng đóng một vai trò nhất định. Thật khó lý giải vì sao cuộc “cải tạo tư sản công thương nghiệp”, đụng tới hàng trăm nghìn người Hoa, lại được Việt Nam tiến hành năm 1978, khi mà mối quan hệ với Trung Quốc đang hết sức căng, nếu như không đề cập đến câu chuyện sau đây, câu chuyện mà sách vở chưa bao giờ nói đến. Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, kể: “Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ phận hải ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động”. Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi “đặt mồi lửa dưới đống củi”, Việt Nam buộc phải “giải giáp” họ. Bắc Kinh rất khó chịu về vụ “giải giáp” này. Nhưng, cho dù có bao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì “nạn kiều” vẫn là một “lá bài” mà Trung Quốc cũng chủ động “chơi” chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược. 
Tác giả của “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” còn chỉ ra một vấn đề rất có thể cũng là nguyên nhân: Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại quyền lãnh đạo quân đội, “Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến tranh, vừa thăm dò được sự trung thành (của quân đội), vừa làm cho các nhà lãnh đạo (Trung Quốc) khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân đội”. Đại tá Hà Tám, chỉ huy trung đoàn 12 anh hùng đánh Trung Quốc tháng 2-1979, cho biết: “Mặc dù pháo theo cùng của Trung Quốc bắn khá chính xác, nhưng, bộ binh thì chủ yếu dùng ‘biển người’; chỉ huy của Trung Quốc lúc ấy ra trận mà vẫn có người che ô, quân thì chờ kèn kêu mới xông trận”. Sau ngày 17-2, Trung Quốc đã gấp rút cải cách quân đội, và họ đã “thử nghiệm” lại trên Biên giới Việt Nam vào ngày 28-4-1984 bằng một chiến dịch với phương thức chiến tranh hoàn toàn mới.
Đặng Tiểu Bính nói: “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”. Cuộc chiến tranh được huy động khi mà Trung Quốc đang vô cùng lạc hậu sau các cuộc cách mạng “da thịt tàn nhau” không chỉ nhắm đến một mục tiêu. Bằng cách kể lể kiểu chương hồi, cuốn sách mà Trung Quốc cho công bố, “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng, đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính. 
Tháng 6-1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã “yêu cầu phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô ghé qua Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau Trung Quốc đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974”. “Lập trường trước năm 1974”, theo cuốn sách “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt” là “Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958”. Cuốn sách nói là Đặng Tiểu Bình đã rất “khó chịu” với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Đặng nói: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… (đó) là lãnh thổ Trung Quốc”.
Có lẽ, năm 1979, Đặng Tiểu Bình nghĩ là có thể đè bẹp ý chí của người Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động chiến tranh. Và, các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng vận dụng tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Điều cay đắng là, lẽ ra Đặng đã không thể cô lập Việt Nam để gây đổ máu của dân ta như thế nếu như sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khối ASEAN ngay và đặc biệt, bình thường ngoại giao với Mỹ. Năm 1977, khi Mỹ chìa tay ra cho Việt Nam, theo Tổng thống Jimmy Carter, “vấn đề bồi thường chiến tranh đã gây khó khăn”. Rồi, trong khi Việt Nam đang loay hoay thì Đặng Tiểu Bình đã khai thác yếu tố này ngay, để thiết lập được quan hệ ngoại giao với Mỹ và đặt Việt Nam vào tình huống bị bao vây, cấm vận. Tất nhiên, “ý thức hệ” đóng một vài trò quan trọng trong quyết định “nhất biên đảo” với Liên Xô; năm ấy, báo Nhân Dân vẫn chỉ trích Đặng về chủ thuyết “mèo trắng, mèo đen” và ngày nay, chúng ta vẫn cần phải quan tâm tới bài học ấy.
Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì, muốn lưu ý, “người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”, không nên đặt cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm… giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.

Feb 12, 2009

Cần một giải pháp Biển Đông

Feb 12, 2009 0 comments

Một bài viết trên blog của Lê Minh Phiếu - người đã từ chối rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 tại Việt Nam vì phản đối bản đồ của Trung Quốc về Biển Đông (Hoàng Sa - Trường Sa), thấy rất hay đăng lên cho bà con nghiên cứu vì ... Rất cảm ơn Anh Lê Minh Phiếu và Anh Dương Danh Huy.

(Được đăng trên tuanvietnam.net)

Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi phần lớn diện tích Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.


xa hoi

Các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này. (Click vào hình để xem bản đồ cỡ lớn)

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympic trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.


Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.


Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp đối phó hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải đối phó với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Đối phó có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.


Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.


Cần một tư duy Biển Đông


Ở Trung Quốc, sau khi thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” để nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải giong buồm ra biển. Sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tàu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế quan tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương. 


Sau khi họ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã phát triển rất mạnh về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, nhất quán tích cực. 

Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung chúng ta vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. 


Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông. 

Chiến lược ngoại giao và truyền thông

Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dụng biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc tiến chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “chiếm hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này. 


Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.


Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này. 


Dù yêu sách đường lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.


Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.



Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung. Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động. 


Phương diện pháp lý


Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.


Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế. Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[3].



Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để: 


(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và 

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép trên chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.


Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc 

xa hoi

Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc

Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, Việt Nam chưa thực sự phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng. 

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng thể của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”[4]

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng. 

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục ứng phó trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.

***

Ngày nay, Việt Nam đứng trước một sự đe doạ nguy hại cho tương lai lâu dài của dân tộc. Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngày càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng. Chúng ta phải ứng phó sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)



Feb 9, 2009

Chúc tết anh em 2009

Feb 9, 2009 2 comments

Do điều kiện hoàn cảnh nên hôm nay mới vào mạng được, Tuy hơi muộn nhưng cũng chúc toàn thể ae và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng!

Feb 4, 2009

Mạn đàm về Barack Obama

Feb 4, 2009 0 comments

Dường như sau chiến thắng vang dội của TNS Barack Obama trong cuộc bầu cử TT Mỹ, cái cảm giác có được ước mơ và sự huyễn hoặc bản thân mình của cử tri Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đang tràn ngập mọi ngõ ngách của thế giới như không có điểm dừng. Obama hiện lên như một đấng cứu thế với cây quyền trượng gieo ước mơ vào lòng công chúng! Mọi động thái của ông đều được đặt lên trang nhất của các báo và các diễn đàn đàm luận... Thật kỳ lạ là cả thế giới này vẫn nhiệt liệt tung hô cho sự bồng bột này, y hệt như những gì mà thế giới trải qua trước khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu.

xa hoi

Có thể nói tất cả chúng ta, bao gồm cả những cử tri Mỹ đang đặt quá nhiều sự kỳ vọng và trách nhiệm vào một con người mà không thể hiểu được rằng bản chất vấn đề đang nằm trong chính bản thân chúng ta. Cái chủ nghĩa mộng mơ vẫn còn hằn sâu trong ký ức và hành vi của mọi người giống như một ông hoàng nửa đêm bị đẩy ra khỏi cung điện nhưng vẫn ngỡ rằng xung quanh vẫn còn đó những phi tần. 
Dù đánh giá cao vai trò của Barack Obama và bằng chứng là Tôi đã có mấy bài đăng về ông trước khi kết quả bầu cử được công bố. Nhưng để có sự đánh giá khách quan hơn chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những gì mà ông đã thể hiện và những gì mà thế giới hoảng loạn này đang cần đến.
Cách đây hai năm, khi cuộc đua về người sẽ đứng ra đại diện cho Đảng Dân Chủ bắt đầu, không ai có thể nghĩ TNS Hillary Clinton sẽ thất bại trên con đường tiến đến Nhà Trắng. Với sự sắc sảo của một chính trị gia dạn dày kinh nghiệm, được sự hậu thuẫn của một bộ máy vận động chính trị do Bill Clinton để lại. Có sự thành công trong quá khứ, một ánh hào quang và hàng tá những lợi thế mà đảng Cộng Hòa không thể có khi những hình ảnh méo mó của nước Mỹ đã được họ khoa trương trong chính 2 nhiệm kỳ của mình. Barack Obama xuất hiện như vật tế thần, ông được tạo ra như là cách để đảng Dân Chủ thể hiện sự thống nhất trong đảng của mình. Sự thật là khó có thể tìm được phương pháp nào tồi hơn.
Sau khi được nhận biểu tượng cho cái chân gỗ, Obama đã chứng minh một quy luật thường có trong cuộc sống đó là “chân gỗ đá đổ chân thật”. Dù mọi người có vinh danh Obama sau cuộc chiến khốc liệt trong đảng Dân Chủ thì không thể phủ nhận rằng Hillary Clinton đã tự loại mình khỏi cuộc đua. Bằng việc đi sâu vào đời tư gốc Phi và những rắc rối liên quan đến cần sa thời trai trẻ của Obama, không dưới một lần Hillary phải đứng ra xin lỗi trước công luận. Bà làm cho mọi người có cảm giác về gã người khổng lồ thay vì đi về đích lại cứ chúi mũi vào những tổ kiến ven đường. Thực tế giai đoạn đó cho thấy những ước mơ mà Brack Obama gieo vào lòng công chúng vẫn chưa hiệu quả như sau này, khi vẫn có hơn 17 triệu cử tri ủng hộ Hillary. Cái chiến thắng của ông cho vị trí ông chủ Tòa Bạch ốc đã được định đoạt sau khi cuộc chiến đảng Dân Chủ kết thúc. John McCain chỉ là bức nền đẹp đẽ của đảng Cộng Hòa dành riêng cho chiến thắng của Obama.
...Người Mỹ không còn thực dụng như chúng ta vẫn tưởng. Cuộc đại suy thoái về địa ốc và tài chính đã cho thấy mức độ mộng mơ của những giấc mơ Mỹ về những đam mê, về một thế giới của một đế chế, về một năng lực sản xuất siêu nhiên. Với những siêu nhân, người nhện, miêu nữ, người dơi… có vẻ khả năng tiếp đất của nước Mỹ sẽ không được thuận buồm xuôi gió.
Trong cái thế giới hỗn mang mà ngay cả Alan Greenspan (cựu chủ tịch FED) cũng không biết sai lầm của mình thì phần còn lại của nước Mỹ thực sự cần một đám lục bình để bám vào, để gieo lại những ước mơ mà sau một đêm họ đã đánh mất…
Cái cách chiến thắng không dựa vào thế lực tài chính Mỹ của Obama đã khiến các tỷ phú phải thể hiện nhiều hơn trước ông cũng như giới truyền thông. Đó chưa hẳn là lợi thế cho vị tổng thống trẻ và ít kinh nghiệm chính trường này.
Và nhiều hơn nữa khi nền dân chủ được tự do xuất khẩu trên toàn thế giới, những điều này đã khiến Obama có một ánh hào quang của đấng cứu thế! Nhưng đối với tôi đó chỉ là một sản phẩm của kênh Disney không hơn không kém. Cái cách thực hiện ước mơ của Obama cũng chẳng khác là bao với người tiền nhiệm khi tung ra gói kích thích trị giá hơn 750 tỷ dollar và lặng thinh khi Israel tấn công vào Gaza. Có vẻ đêm tối vẫn ngự trị trên Wall Street khi 18,5 tỷ dollar đã được giới tài chính phát thưởng cuối năm 2008, dường như một số người ở Phố Wall vẫn chưa tỉnh ngủ… và sẽ là sự tung hô nếu Lehman Brother hay Merry Lynch, Morgan Stanley… chưa sụp đổ!
Có hay không sự thành công của giấc mơ Mỹ, chắc chắn rằng thời gian sẽ trả lời duy chỉ có điều chúng ta đừng quá ảo tưởng dù hi vọng là thứ xa xỉ thường được sử dụng lúc khó khăn. Có một câu danh ngôn mà tôi rất tâm đắc: “Sự tưởng tượng giống như cánh của con đà điểu. Nó làm cho con người tiến bộ nhưng không bay lên được”. Tôi đã từng nghe một câu nói: “Nếu Obama muốn tạo được sự thay đổi, ông ta hãy cố giữ mạng sống của mình” có lẽ là đúng?!
Sự đổi thay cách nửa vòng trái đất chẳng lẽ ảnh hưởng nhiều thế đến túi tiền của bạn và tôi?! Trước khi số phận gõ cửa chúng ta hãy tạo cho mình một cánh cửa. Làm việc cật lực, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả há chẳng phải là cách tốt nhất để bạn có thể tồn tại trong thế giới đầy mâu thuẫn này, một thế giới mà chỉ có ước mơ là được trân trọng?
Trên đây là một chút mạn đàm của Tui trong lúc nghỉ ngơi dưỡng bệnh. Hi vọng bà con không coi đó là một sự khiêu khích cho một cuộc tranh luận trên diễn đàn mặc dù tính đúng đắn của nó tỷ lệ nghịch với tính phổ biến của nó hihi Chúc bà con có cái nhìn sâu đối với thế giới quanh ta. Thân!

Chúc mừng anh em nhân dịp đầu xuân

1 comments

Chúc mừng tòan thể anh em cùng gia đình nhân dịp đầu xuân lời chúc may mắn, an khang và thịnh vượng.
Cuối năm vừa rồi không tổ chức được gặp gỡ tất niên được.
Hôm nào Sơn nghệ khỏi ốm anh em tôi sẽ tổ chức một bữa tân niên hòanh tráng, mong anh em ủng hộ nhé.
Trân trọng kính chào./.

Feb 3, 2009

Thông cáo!

Feb 3, 2009 2 comments

happy new year! bi h mới lên net đc! đợt vừa rùi bị ốm nặng nên những dự định đối với ae trong lớp k thực hiện đc. Thành thật cáo lỗi với các thành viên trong lớp!

Khoảng đầu tuần sau mình mới có thể đi làm, dù phát bệnh từ 26 tết! Hi vọng có một ngày sắp xếp để các thành viên lớp gặp mặt giao lưu!

            Thân

Nguyễn Thành Sơn

 
Diễn đàn thông tin 41D2 © 2011 | Designed by RumahDijual, in collaboration with Online Casino, Uncharted 3 and MW3 Forum