• Chúc mừng năm mới 2012

    Đón chào năm mới 2012! Thay mặt toàn thể lớp 41D2 xin gửi đến tất cả các thành viên lớp 41D2 và gia đình lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng ...

  • Thư báo tin vui

    Lẽ sống của chúng ta trong cuộc đời chính là trách nhiệm với bản thân mình, với cuộc sống mà cha mẹ ta ban tặng cho ta, với những người mà ta thân yêu nhất...

  • Lời chúc mừng tháng 12

    Đầu tháng 12 Ban biên tập xin thay mặt toàn thể bà con xóm nhà lá 41D2 gửi đến những người có những ngày kỷ niệm trong tháng 12 lời chúc ...

  • Anniversary 10 years

    Chương trình kỷ niệm 10 năm ngày rời giảng đường Lớp 41d2 - Khoa Công trình thủy - Đại học Xây dựng (niên khóa 1996-2001).

  • Sổ liên lạc

    Thông tin cá nhân, số điện thoại của thành viên 41D2 liên tục được cập nhật, bổ sung tại đây

Jul 27, 2011

27-7: Tưởng nhớ các Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa (ngày 14/3/1988)

Jul 27, 2011 0 comments

Đọc trên blog Mai Thanh Hải, xin phép được chép về để tưởng nhớ đến những người con đã hi sinh cho đất mẹ Việt Nam. Trân trọng.
Mai Thanh Hải blog – Trải qua 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc, cùng bè lũ phản động Pôn Pốt – Iêng-Xary tại biên giới Tây Nam, hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ gìn đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong số này, còn hàng vạn người chưa tìm thấy hài cốt và thân xác các anh - các chị vẫn đang nằm lẫn giữa lá rừng, đất núi, đầm lầy, lòng biển sâu...
clip_image001
Thiếu úy Trần Văn Phương và đồng đội giữ cờ Tổ quốc, đánh trả quân Trung Quốc trên đảo Gạc Ma, 14/3/1988
clip_image002
Lễ truy điệu các Liệt sĩ hy sinh trong trận 14/3/1988
Một sự kiện xảy ra gần đây mà không phải ai cũng biết: Sáng ngày 14/3/1988, tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), lính đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc đã ào ạt đổ bộ lên đảo Gạc Ma, giật cờ Tổ quốc và tấn công tốp chiến sĩ bảo vệ đảo thuộc Lữ đoàn 146 (Vùng 4, Hải quân Việt Nam) khiến toàn bộ đơn vị hy sinh - bị thương. Ngay sau đó, súng - pháo hạng nặng từ các tàu chiến đấu Trung Quốc đã trút đạn vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam đang chở nguyên vật liệu xây dựng, củng cố đảo khiến cả 3 tàu bị chìm, bốc cháy ngay tại chỗ. Dã man hơn, súng - pháo của tàu chiến đấu Trung Quốc còn bắn thẳng vào đội hình công binh Hải quân của Trung đoàn 83, đang quần đùi áo may ô, tay không tấc sắt, vận chuyển gạch đá, xi măng, cát sỏi từ tàu lên đảo, không có khả năng kháng cự - tự vệ... khiến đại đa số cán bộ chiến sĩ trên đảo Gạc Ma trúng đạn, hy sinh ngay tại chỗ và thi thể chìm xuống lòng biển sâu hoặc vẫn mắc kẹt trong khoang tàu vận tải.
clip_image003
Pháo 37 mm Trung Quốc bắn CBCS công binh Hải quân trên đảo Gạc Ma
Một số chiến sĩ bị thương, cố bơi thoát ra khỏi khu vực mù mịt đạn pháo, lính Trung Quốc trên tàu dùng súng tiểu liên AK bắn thẳng hoặc dùng câu liêm - gậy, bổ vào đầu, làm chìm mất xác... Đặc biệt, sau khi xảy ra sự việc, tàu chiến đấu Trung Quốc còn ngăn chặn không cho các tàu cứu hộ, tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ đến khu vực Cô Lin - Gạc Ma để tìm kiếm, cứu nạn thương binh và vớt thi thể tử sĩ.
Kết cục, ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma, bắn cháy - chìm 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam (HQ-505, HQ-604, HQ-605) và giết chết, bắt làm tù binh 74 cán bộ - chiến sĩ thuộc các đơn vị của Quân chủng Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên các đảo Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao. Đó là các cán bộ - chiến sĩ thuộc các đơn vị: Lữ đoàn 146, Lữ đoàn Vận tải 125, Trung đoàn Công binh 83, Phân đội Hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng, Trường Sĩ quan Hải quân...
clip_image004
Chiến sĩ Hải đồ Trương Văn Hiền bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh 14/3/1988
Xin được nói thêm: Tháng 8/2008, trong khi hành nghề lặn biển tại khu vực Cô Lin - Gạc Ma, một số ngư dân Việt Nam đã phát hiện xác tàu HQ-604 bị chìm sâu dưới đáy biển và vớt lên được 4 hài cốt Liệt sĩ mắc kẹt trong tàu, chuyển giao cho Bộ Quốc phòng (khi mới vớt lên, 4 bộ hài cốt được quàn tạm trên đảo chìm Cô Lin). Ngay sau đó, phía ta đã triển khai việc tiếp tục tìm kiếm hài cốt Liệt sĩ hy sinh trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, nhưng tàu quân sự Trung Quốc dùng mọi cách ngăn cản, ngăn chặn...
clip_image005
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2011), Mai Thanh Hải Blog lật lại một phần tư liệu về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và sự kiện ngày 14/3/1988. Xin được xem như nén hương, tưởng nhớ linh hồn 64 cán bộ chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã ngã xuống trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, bởi pháo hạm, đạn nhọn, lưỡi lê của lính Trung Quốc và đến bây giờ, thi thể của các anh vẫn nằm im lặng dưới lòng biển sâu Trường Sa.
Mai Thanh Hải
Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông. Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.
clip_image006
Đảo Trường Sa Lớn (5/2011)
Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.
Trước ngày 30/4/1975, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa của quần đảo Trường Sa.
Từ ngày 14/4/1975 đến 29/4/1975, Đội 1 thuộc Đoàn 126 - Đặc công nước Hải quân, phối hợp với Đoàn 125 và một bộ phận của Tiểu đoàn 471, Đặc công Quân khu 5 lần lượt giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.
clip_image007
Liệt sĩ Tống Văn Quang hy sinh 14/4/1975 khi giải phóng đảo Song Tử Tây
Tháng 4/1976, Quân chủng Hải quân tổ chức diễn tập đổ bộ, chống đổ bộ trên các đảo Trường Sa.
Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường trinh sát quanh các đảo ta đã đóng quân.
Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang.
Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông.
Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh).
Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông.
clip_image008
Đảo Phan Vinh, 1988 (ảnh: Thiềm Thừ Blog)
Tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978, phân đội được rút về đất liền.
Ngày 8/5/1978, Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa được thành lập. Năm 1980, đơn vị được nâng cấp thành Lữ đoàn 146 thuộc vùng 4 Hải quân, đóng tại Cam Ranh.
Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia vây đảo An Bang, nhưng tàu của họ phải rút đi sau 11 ngày gây áp lực với quân ta không có kết quả.
Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài.
Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được lực lượng công binh Hải quân và tàu vận tải hoàn thành.
clip_image009
Đèn pha của tàu HQ-931 dùng để khảo sát ban đêm ở Ba Kè, Huyền Trân 1988
Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở khu vực Trường Sa từ 16/5 đến 6/6/1987.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 25/10, quân ta đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập). Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3) thuộc quần đảo Trường Sa.
clip_image010
Đô đốc Giáp Văn Cương đọc lời thề quyết tử bảo vệ Trường Sa (5/1988)
Đô đốc Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở Chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88).
Hải quân Nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3). Chúng ta đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc.
Ngày 14/2/1988, tại vùng biển Trường Sa xuất hiện 3 tàu chiến của Trung Quốc lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. Đúng 1 giờ 30 ngày 15/2, tàu HQ-701 do Biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và Thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6/2) đã được lệnh lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng và trở thành chiếc lô cốt, bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn.
clip_image011
Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.
Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ sáng ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14/3, cắm cờ Việt Nam trên đảo.
clip_image012
Công binh Hải quân tập kết đá xây nhà trên đảo Len Đao, tháng 5/1989
9 giờ ngày 13/3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17 giờ ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu HQ -604, HQ-505 của ta.
Đêm 13/3, quân ta bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Sáng 14/3/1988, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo Gạc Ma bảo vệ Quốc kỳ.
clip_image013
Lính Trung Quốc lên xuồng đổ bộ tấn công Gạc Ma
Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ ta từ tàu HQ-604 lao xuống biển bơi vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng với nhau quây thành 1 vòng tròn để bảo vệ lá cờ thấm máu đồng đội.
Lính Trung Quốc bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu HQ-604, khiến tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ đã hy sinh cùng tàu HQ-604.
clip_image014
Tàu HQ-604 bị bắn cháy và chìm ngay tại chỗ
Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo lúc 5 giờ. Khi thấy tàu HQ-604 bị bắn chìm, Thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu này đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy. Thủy thủ tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, triển khai bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.
Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8 giờ 20 ngày 14/3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu HQ-605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.
clip_image015
Hỏa lực địch tấn công Công binh Hải quân E83 trên đảo Gạc Ma
Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988, những người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3 tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương, nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao.
Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.
Các liệt sĩ Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu HQ-505, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
clip_image016
Di ảnh Liệt sĩ Trần Văn Phương
clip_image017
Di ảnh Trung tá - Liệt sĩ Trần Đức Thông
clip_image018
Thẻ Đảng viên của Anh hùng - Liệt sĩ Trần Đức Thông
clip_image019
Lá cờ Tổ quốc, Liệt sĩ Trần Văn Phương và đồng đội đã bảo vệ trên đảo Gạc Ma
clip_image020
Máy bơm nước của tàu HQ-931 dùng để dập lửa cứu tàu HQ-505 bị cháy ngày 14/3/1988
clip_image022
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về vụ Trung Quốc gây hấn 14/3/1988 đăng trên Báo Nhân dân (15/3/1988)
clip_image023
CBCS tàu HQ-671 tình nguyện cứu hộ đồng đội trong trận 14/3/1988
clip_image024
Tàu HQ-931 chở Thương binh - Liệt sĩ trong trận 14/3/1988 về Quân cảng Cam Ranh
clip_image025
CBCS tàu HQ-505 tham gia trận 14/3/1988 (chụp tháng 5/1988)
clip_image026
Hoạt động tích cực của Vùng 4 Hải quân trong Chiến dịch CQ-88
Trong năm 1988, quân ta đóng giữ thêm 11 bãi đá ngầm khác, nâng tổng số đảo đóng giữ tại quần đảo Trường Sa lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.
Từ tháng 6-1989, để tăng cường bảo vệ chủ quyền tại thềm lục địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp giáp quần đảo Trường Sa, Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Ba Kè. Tại đây chúng ta đã xây dựng nhiều trạm kinh tế - khoa học – dịch vụ (DK1).
Hình tư liệu: Cục Chính trị, Vùng 4 Hải quân; Lữ đoàn 146; Thiềm Thừ Blog, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa... và một số trang mạng xã hội khác
M.T.H.
Nguồn: maithanhhaiddk.blogspot.com
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Danh sách Liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988 tại Trường Sa
Mai Thanh Hải Blog - Ngay sau khi diễn ra sự kiện 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (Trường Sa, Khánh Hòa), Nhà nước - nhân dân ta đã cực lực phản đối hành động dã man của nhà cầm quyền Trung Quốc và trên thực tế, đã có sự chuẩn bị - sẵn sàng đối phó nếu sự việc tương tự xảy ra một lần nữa. Minh chứng rõ nhất là những bài đăng trên Báo Nhân dân và tin - phóng sự trực tiếp từ hiện trường đảo chìm Cô Lin, do Nhà báo Trần Bình Minh (nay là Tổng Giám ðốc Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện, phát liên tục trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
clip_image028
Bia ghi tên các Liệt sĩ tại Cam Ranh, Khánh Hòa
Chủ nhật vừa rồi, thấy bà con cầm tờ giấy A4 ghi tên những Liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988, bạn mình dụi mắt lắc đầu: "Có những cái tên Liệt sĩ mới nghe lần đầu"!
clip_image029
Đài Tưởng niệm
Hôm nay, thấy trang của TS Nguyễn Xuân Diện đăng Entry "Lời tạ lỗi", do ai đó viết, gửi đến "Những người tham gia biểu tình và các công dân Việt Nam khác" (Nghe "hùng hồn" như thể... "Thánh chỉ"! Kinh!), mới thấy là bạn mình đúng. Té ra, người ta in tên mấy người còn đang sống, làm thành "Liệt sỹ hy sinh tại Trường Sa, 14/3/1988" và giơ ra, như... cán bộ chính sách.
Xin được nói rõ: Ngày 28/3/1988, Báo Nhân dân đã công bố danh sách 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam "bị mất tích do tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc". Sau này, đã xác định một số cán bộ - chiến sĩ bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Như vậy, số chiến sĩ hy sinh trong ngày 14/3/1988 là 64 người và từ tháng 4/1988, những người nằm xuống đều được Nhà nước truy tặng Liệt sỹ, gia đình - người thân của họ đều được hưởng mọi chế độ dành cho Liệt sỹ.
Bây giờ, nếu ai đi từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, nếu để ý sẽ thấy Tượng đài Tưởng niệm các quân nhân Liên Xô (cũ) và Việt Nam đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực bằng đá hoa cương cao trên 20 mét, với biểu tượng chiếc máy bay chiến đấu lao vút lên trời cao và 2 người lính công kênh bé em trên vai.
clip_image030
Tổ quốc và nhân dân ghi công các anh
Nếu ai đó thực sự tưởng nhớ, biết ơn 44 quân nhân Liên Xô/ Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã ngã xuống ở khu vực Cam Ranh, miền Trung, hãy dừng lại thắp 1 nén hương, cúi đầu tưởng niệm và đọc tên những người đã nằm xuống. Những người lính hy sinh ở Cô Lin - Gạc Ma, Trường Sa năm 1988, đều có 1 ngày hy sinh chung nhất: 14/3.
Nhắc đến lịch sử là nhắc đến tính chính xác và tôn trọng sự thật. Nhất là sự thật này làm bằng máu, bằng mạng sống của 64 người lính Việt, rất trẻ và rất linh thiêng... trên vùng biển Cô Lin-Gạc Ma phẳng lặng, giữa sóng cuộn gió gào Trường Sa biển xanh, máu đỏ.
DANH SÁCH LIỆT SỸ HY SINH NGÀY 14/3/1988
(Danh sách do Phòng Chính trị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 - Hải quân cung cấp)
STT Họ tên Năm sinh Cấp bậc Chức vụ Nhập ngũ Đơn vị Quê quán
1 (2+39) Trần Văn Phương 1965 Thiếu uý B trưởng 3-1983 Gạc Ma Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2 (1) Trần Đức Thông 1944 Trung tá Lữ phó 146 4-1962 Gạc Ma Minh Hoà, Hưng Hà, Thái Bình
3 (40) Nguyễn Mậu Phong 1959 Thượng uý B trưởng 11-1977 Gạc Ma Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4 (41) Đinh Ngọc Doanh 1964 Trung uý B trưởng 9-1982 Gạc Ma Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5 (42) Hồ Công Đệ 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6 (43) Phạm Huy Sơn 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7 (44) Nguyễn Văn Phương 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3-1987 Gạc Ma Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8 (45) Bùi Bá Kiên 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1986 Gạc Ma Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9 (46) Đào Kim Cương 1967 Trung sĩ Báo vụ 2-1985 Gạc Ma Vương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10 (47) Nguyễn Văn Thành 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1982 Gạc Ma Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11 (48) Đậu Xuân Tứ (Tư) 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1985 Gạc Ma Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12 (49) Lê Bá Giang 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3-1987 Gạc Ma Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
13 (50) Nguyễn Thanh Hải 1967 Hạ sĩ Quản lý 3-1986 Gạc Ma Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14 (51) Phạm Văn Dương 1967 Hạ sĩ A trưởng 3-1986 Gạc Ma Nam Kim 3, Nam Đàn, Nghệ An
15 (52) Hồ Văn Nuôi 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16 (53) Cao Đình Lương 1967 Trung sĩ A trưởng 8-1985 Gạc Ma Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17 (54) Trương Văn Thịnh 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18 (55) Võ Đình Tuấn 1968 Trung sĩ Quản lý 8-1986 Gạc Ma Ninh Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19 (56) Phan Tấn Dư 1966 Trung sĩ Báo vụ 2/1986 Gạc Ma Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20 (3) Vũ Phi Trừ 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10, Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21 (101) Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 Văn Hàn, Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22 (98) Phạm Gia Thiều 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 Hưng Đạo, Đông Hạ , Nam Ninh , Nam Định
23 (99) Lê Đức Hoàng 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24 (102) Trần Văn Minh 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25 (103) Đoàn Khắc Hoành 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26 (106) Trần Văn Chức 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 1, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27 (109) Hán Văn Khoa 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 6, Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28 (111) Nguyễn Thanh Hải 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Mỹ Ca, Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29 (104) Nguyễn Tất Nam 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An
30 (105) Trần Khắc Bảy 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam
31 (110) Đỗ Viết Thành 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
32 (113) Nguyễn Xuân Thuỷ 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Phú Linh, Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33 (120) Nguyễn Minh Tân 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình
34 (129) Võ Minh Đức 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35 (131) Trương Văn Hướng 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36 Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
37 (133) Phan Hữu Tý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Phong Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38 (140) Nguyễn Hữu Lộc 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 22 Hoà Cường, Đà Nẵng
39 (141) Trương Quốc Hùng 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 55, Hoà Cường, Đà Nẵng
4 (142) Nguyễn Phú Đoàn 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 47, Hoà Cường, Đà Nẵng
41 (137) Nguyễn Trung Kiên 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Nam Tiến, Nam Ninh , Nam Định
42 (143) Phạm Văn Lợi 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 53, Hoà Cường, Đà Nẵng
43 (123) Trần Văn Quyết 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44 (146) Phạm Văn Sỹ 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 7, Hoà Cường, Đà Nẵng
45 (144) Trần Tài 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 12, Hoà Cường, Đà Nẵng
46 (145) Lê Văn Xanh 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 38, Hoà Cường, Đà Nẵng
47 (139) Lê Thể 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 29 An Trung Tây, Đà Nẵng
48 (138) Trần Mạnh Việt 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 36, Bình Hiên, Đà Nẵng
49 (121) Trần Văn Phòng 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 Minh Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50 (122) Trần Quốc Trị 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51 (147) Mai Văn Tuyến 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình
52 (127) Trần Đức Hoá 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53 (125) Phạm Văn Thiềng 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54 (134) Tống Sỹ Bái 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 3, phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55 (135) Hoàng Anh Đông 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 2, phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56 (126) Trương Minh Phương 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57 (128) Hoàng Văn Thuý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58 (131) Võ Văn Tứ 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
59 (100) Phan Hữu Doan 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ
60 (112, 114) Bùi Duy Hiển 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 Thị trấn Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61 (169) Nguyễn Bá Cường 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62 (170) Kiều Văn Lập 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63 (171) Lê Đình Thơ 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64 (172) Cao Xuân Minh 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
clip_image032
clip_image034
clip_image036
Danh sách CBCS Hải quân mất tích, đăng trên Báo Nhân dân ngày 28/3/1988
clip_image038
clip_image040
Tên Liệt sĩ hy sinh 14/3/1988 tại Trường Sa, trên bia tưởng niệm đặt tại Cam Ranh
M.T.H.
Nguồn: maithanhhaiddk.blogspot.com

Jul 25, 2011

Remember Amy..

Jul 25, 2011 0 comments

Để tưởng nhớ đến Amy Winehouse, một nữ ca sỹ đoản mệnh mà cuộc đời ngắn ngủi của cô có thể bạn biết đến nhiều hơn bởi những scandal ngoài âm nhạc. Tuy nhiên, những ca khúc với giai điệu đầy tâm trạng và day dứt sẽ làm bạn cảm nhận được những âm hưởng khó quên, dù nó đã làm lay động cả thế giới. Tạm biệt Amy, chúng tôi luôn nhớ đến bạn.

Jul 13, 2011

41D2: Tin nóng hổi vừa thổi vừa ăn

Jul 13, 2011 0 comments

Kính thưa các cụ ông không có các cụ bà!

1. Tình hình là Admin đã quá mệt mỏi với việc điều hành trang web. Vì vậy, sau một thời gian im hơi lặng tiếng bản mỗ đã hiệu chỉnh lại giao diện trang nhà phiên bản cuối cùng (not beta), Sau đó sẽ giã từ nghiệp thử nghiệm giao diện diễn đàn.

2. Riêng phần featured post (các bài nổi bật) mỗ đề nghị như sau: Các cụ cứ tích cực đăng bài vở, trên cơ sở ưu tiên các thành viên mới, Quản trị mạng sẽ đưa các bài hot này lên mục trang trọng nhất của Diễn đàn (Featured post).

3. Dạo này dù rất cố gắng nhưng bản mỗ thấy các cụ càng ngày càng kiệm lời, xem chừng vào Diễn đàn là để mua vui chứ không chịu chém gió như thủa ban đầu. Đề nghị tích cực cho con cháu nhờ, sau này ngắm gà khỏa thân + ăn chuối cả nải thì còn cho tụi nó xem lại mấy cái entry vs comment của mình.


Nay kính bá cáo thiên hạ!


Jul 8, 2011

Hot news in Week: Polymer

Jul 8, 2011 0 comments

Việt Hà (RFA) "Điều chúng tôi quan ngại là chính phủ Úc đã có hồ sơ ghi lại là một quan chức trong bộ công an Việt Nam, tức là một người làm trong cơ quan tình báo của Việt Nam lại tham gia vào vụ này. Ở Úc việc trả tiền cho một quan chức để lấy hợp đồng là trái pháp luật, và có thể là sự cáo buộc này cho thấy là vị quan chức này đã bị mua hàng triệu đô la để trao những lợi thế kinh doanh cho công ty in tiền ở Úc."  - Phóng viên Nick McKenzie

*

Cuộc điều tra vụ tham nhũng liên quan đến ngân hàng dự trữ liên bang Úc và một số quan chức nước ngoài, trong đó có Việt Nam, đã có thêm nhiều chi tiết mới với việc bắt giữ một số các nghi phạm tại Malaysia, Úc và Đức.

AFP photo - Một cựu nhân viên từ một trong hai công ty in tiền liên quan đến ngân hàng trung ương Úc rời tòa án, sau khi bị buộc tội hối lộ các quan chức châu Á để bảo đảm các hợp đồng in tiền của họ, tại Melbourne vào ngày 01 tháng 7 năm 2011.


Việt Hà nói chuyện với phóng viên Nick McKenzie, một trong hai phóng viên điều tra vụ việc này của báo The Age của Úc về những diễn tiến mới có liên quan.

Quan chức bộ công an

Trước hết, phóng viên McKenzie nói về các diễn tiến mới của cuộc điều tra như sau:

Những thay đổi chính phải nói tới kể từ bài báo mà chúng tôi viết hồi tháng 1 cho đến nay là vào hồi tuần trước, cảnh sát Úc đã cáo buộc tội tham nhũng và đút lót đối với một loạt công dân Úc, đặc biệt là đối với trường hợp Việt Nam thì những người liên quan thuộc công ty in tiền polymer của Úc đã đút lót cho cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Thúy để có thể thắng được hợp đồng in tiền cho Việt Nam, họ trả tiền học cho con trai ông Thúy đi học ở Anh.

Đó là một trong những nghi án dành cho ông Lê Đức Thúy ở Việt Nam, và còn nhiều cáo buộc nữa sẽ dành cho một số các quan chức khác tại Việt Nam và trị giá hàng triệu đô la.

Việt Hà: Cũng trong bài báo mới của ông nói về vụ tham nhũng này, có một chi tiết mới là ông Lương Ngọc Anh thực ra là một đại tá thuộc ngành an ninh. Xin ông giải thích thêm về những thông tin liên quan đến nhân vật này?

Nick McKenzie: Đúng vậy, điều chúng tôi quan ngại là chính phủ Úc đã có hồ sơ ghi lại là một quan chức trong bộ công an Việt Nam, tức là một người làm trong cơ quan tình báo của Việt Nam lại tham gia vào vụ này. Ở Úc việc trả tiền cho một quan chức để lấy hợp đồng là trái pháp luật, và có thể là sự cáo buộc này cho thấy là vị quan chức này đã bị mua hàng triệu đô la để trao những lợi thế kinh doanh cho công ty in tiền ở Úc.

Việt Hà: Trong các chi tiết mới, chúng tôi cũng thấy là số tiền tham nhũng bây giờ được ước tính là 20 triệu đô la chứ không phải là 15 triệu đô la như trước, thực ra bao nhiêu tiền trong số này đã vào tay của Lương Ngọc Anh?


Nick McKenzie: Chúng tôi ước tính là 20 triệu đô la nhưng rõ ràng là 15 triệu đô la đã vào tay của Lương Ngọc Anh và công ty của ông ta là CFTD, cho nên khoản tiền đó, hàng triệu đô la bao gồm cả những khoản đút lót đã vào tay ông ta và công ty ở Việt Nam.

Việt Hà: Trong bài báo của mình ông có nói rằng còn một số quan chức cao cấp Việt Nam khác liên quan đến vụ này ngoài những cái tên đã nêu trước kia, ông có thể cho biết những người nằm trong vòng nghi vấn này là ai?

Nick McKenzie: Tôi không thể xác nhận tên nào vì việc điều tra vẫn đang tiếp tục nhưng rõ ràng là hàng triệu đô la đã vào công ty CFTD và từ đó đi đến tay của các quan chức khác ở Việt Nam, và rất có thể là khi ra tòa tại Úc thì người ta sẽ có kết luận là có một số quan chức Việt Nam đã được đút lót.


Việt Hà: Ông có nói đến bố và bố vợ của ông Lương Ngọc Anh là những quan chức cao cấp trong chính phủ, nhất là bố vợ thì là bộ trưởng bộ nội vụ, xin ông có thể giải thích thêm về chi tiết này?

Nick McKezie: Những tài liệu đó đưa ra từ khoảng năm 1998 và các tài liệu này cho biết là Lương Ngọc Anh có rất nhiều họ hàng làm quan chức cấp cao trong chính phủ vào lúc đó, tài liệu điều tra của Úc cho thấy là bố vợ ông ta là một quan chức rất cao trong chính phủ.

Chính phủ VN chưa hợp tác

Việt Hà: Cơ quan chức năng Việt Nam tham gia đến mức độ nào trong việc hợp tác với phía Úc trong những diễn tiến mới này thưa ông?

000_Was2420593-250.jpg
Ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại trụ sở LHQ ở New York ngày 24 tháng 6 năm 2009. AFP photo

Nick McKenzie: Thực sự thì công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam không giúp đỡ trong việc điều tra, nhưng những cáo buộc và phiên tòa tại Úc sẽ vẫn tiếp tục mà không có những giúp đỡ này. Những quan chức Việt Nam đó hiện không phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng tại Việt nam, cho nên điều quan trọng là chính phủ Việt Nam phải nghiêm túc trong việc chống tham nhũng và phải cho thấy những hành động cụ thể và cung cấp các thông tin cần thiết cho phía Úc để điều tra và những người bị cáo buộc tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Việt Hà: Liệu việc Việt Nam không hợp tác với phía Úc có cản trở sự điều tra từ phía Úc và nếu phía Úc yêu cầu giúp đỡ, liệu có cách nào để Việt Nam phải thực sự hợp tác với phía cảnh sát Úc trong vụ án này?

Nick McKenzie: Chính phủ Việt Nam cho đến lúc này theo tôi vẫn chưa hợp tác với phía Úc và họ chắc biết rõ là chính phủ Úc cũng như cảnh sát Úc đang mong chờ sự giúp đỡ từ phía họ mà họ vẫn không làm. Cho đến lúc này thì mọi việc cho thấy là dường như những quan chức trong chính phủ Việt Nam đang muốn che giấu vấn đề này. 

Tôi không thể nói nhiều liệu chính phủ Việt Nam sẽ có thể hợp tác với phía Úc để điều tra ra ngọn ngành hay không, đến giờ thì chưa thấy gì và điều này làm cho chúng ta phải tự hỏi lý do tại sao? 

Đã có những thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến việc thực thi luật pháp, cảnh sát Úc thì có người liên lạc tại Việt Nam và Việt Nam thì có đội ngũ ngoại giao tại Úc, có những mối quan hệ được thiết lập giữa hai bên cho nên việc trao đổi thông tin giữa hai bên có thể sẽ xảy ra nhưng nó tùy thuộc vào phía Việt Nam có muốn hay không. 

Cũng có thể là bởi vì các quan chức cao cấp của chính phủ có tham gia vào vụ này mà chính phủ Việt Nam muốn bảo vệ những người này nên không muốn hợp tác, đó là lý do duy nhất mà tôi có lúc này.

Việt Hà: Tại các nước khác có liên quan đến vụ án này, sự hợp tác của các chính phủ ra sao?

Nick McKenzie: Chúng tôi tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam và ở nhiều nước đã có những nghi án được đưa ra và đã có nhiều thông tin quan trọng hỗ trợ cho những cáo buộc này, tức là có đút lót, tham nhũng lớn liên quan đến ngân hàng dự trữ liên bang Úc và công ty nhỏ của nó, và các quan chức ở Malaysia, Việt Nam, Nigeria, Indonesia và một số nước khác.

Bây giờ thì giới chức Malaysia đang giúp đỡ cảnh sát Úc, cảnh sát  Anh tại London cũng giúp cảnh sát Úc  còn Việt Nam thì không giúp, việc chính phủ Việt Nam tham gia giúp đỡ là rất quan trọng.

Việt Hà: Trong bài báo mới của The Age, ông cũng nói đến sự tham gia của những lãnh đạo trong cơ quan Austrade tại Việt Nam liên quan đến việc giới thiệu Lương Ngọc Anh với phía Úc trong suốt thời gian từ khoảng năm 1999 đến 2001, xin ông cho biết thêm chi tiết về phát hiện mới này và tên của những người có liên quan là ai?


Nick McKenzie: Tôi chưa muốn công khai bất cứ tên nào bây giờ đối với những người thuộc Austrade, có một số quan chức thuộc Austrade tại châu Á, và Việt Nam trong suốt hơn một thập niên qua đã có những trao đổi rất thân cận với Securency và giúp tạo dựng các mối liên hệ và dẫn đến những mối làm ăn có tham nhũng, có rất nhiều thông tin cho thấy là Austrade và các quan chức Austrade tại Việt Nam đã biết Lương Ngọc Anh là một quan chức chính phủ, và biết là việc trả tiền cho ông ta là vi phạm luật chống tham nhũng của Úc, họ phải biết điều này vì họ đã có những gặp gỡ liên hệ với ông ta hơn 20 lần, họ ăn cơm với nhau.


Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của những phát hiện mới trong vụ án này tại Úc?

Nick McKenzie: Tại Úc thì đây là một phát hiện rất lớn, đây là lần đầu tiên ở Úc. Đã có 9 người bị cáo buộc bao gồm ở Úc và Malaysia, tại Úc họ có thể phải đối mặt với 10 năm tù cho mỗi người nếu bị kết tội đút lót, và điều tra thì vẫn tiếp tục, nhiều người nữa sẽ bị bắt ở Úc và châu Á và có thể là cả ở Anh và châu Phi. Đây là một đột phá lớn trong điều tra, cuộc điều tra tìm thấy đủ căn cứ để cáo buộc, bây giờ còn tùy thuộc vào tòa án và bồi thẩm đoàn phán quyết là họ có tội hay không.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông.


 
Diễn đàn thông tin 41D2 © 2011 | Designed by RumahDijual, in collaboration with Online Casino, Uncharted 3 and MW3 Forum